Lấy cao răng

Vệ sinh răng miệng đơn thuần không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng. Điều này chính là nguyên nhân khiến cao răng hình thành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Để bảo vệ cho sự chắc khỏe của hàm răng, mọi người nên lấy cao răng thường xuyên tại nha khoa. Vậy quy trình lấy cao răng bao gồm những bước gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Cao răng – Mối hiểm họa khôn lường

Cao răng hình thành từ các mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, quanh cổ chân răng hoặc dưới nướu. Cao răng có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc vàng sẫm đối với người thường xuyên hút thuốc. Nếu chảy máu chân răng, cao răng bị nhiễm màu thành nâu đỏ thì còn được gọi là cao răng huyết thanh.

Bạn đang xem: Lấy cao răng

Mảng bám lâu ngày không được loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hình thành cao răng. Cao răng rất dày, cứng và khó vệ sinh sau thời gian dài bám lâu trên bề mặt răng. Chúng tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm:

– Ở mức độ nhẹ, cao răng là tác nhân khiến nướu sưng tấy, chảy máu và bị viêm.

– Nghiêm trọng hơn khi tình trạng cao răng tích tụ ngày càng nhiều thì có thể dẫn tới viêm nướu nặng, viêm nha chu. Khi đó tổ chức nâng đỡ đã bị tổn thương nên răng bị suy yếu, dễ lung lay.

– Thậm chí, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như lở miệng, viêm amidan, viêm họng, sâu răng, viêm tủy ngược dòng…

Để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Tuy lấy cao răng là kỹ thuật cơ bản nhưng vẫn cần được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, tránh đau nhức hoặc chảy máu sau điều trị.

Xem thêm: Ăn Lòng Trắng Trứng Gà, Nên Ăn Cái Nào? Tác Dụng Của Lòng Trắng Trứng Gà Với Sức Khỏe

Quy trình lấy cao răng bằng máy siêu âm Piezotome được thực hiện tại Nha khoa Quốc tế Thu Cúc

Cao răng hình thành trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng kém khoa học của từng người. Do đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi loại bỏ cao răng vô cùng quan trọng. Mọi người cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để làm giảm sự tích tụ của cao răng cũng như loại bỏ cao răng thường xuyên, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được quy trình lấy cao răng được thực hiện tại các cơ sở nha khoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa khi có nhu cầu chăm sóc, thăm khám sức khỏe răng miệng của bản thân.