Bất kỳ ai mang thai lần đầu cũng đều rất hồi hộp trước các cử động của thai nhi. Đặc biệt, thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là hiện tượng rất phổ biến và khiến không ít mẹ bầu lo lắng không biết tại sao như vậy và có nguy hiểm hay không. Vậy thực chất hiện tượng này là do đâu và có thực sự tốt?

1. Khi nào thai nhi biết đạp?

Hiện tượng thai nhi đạp còn được dân gian gọi là thai máy. Bác sĩ sản khoa cho biết, từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ là thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên. Tuy nhiên, do lúc này thai nhi còn quá nhỏ và tử cung cũng chưa chiếm nhiều diện tích của khoang bụng mẹ bầu không nhận ra thai nhi đang cử động.

Bạn đang xem: Bé đạp trong bụng mẹ

*

Quá trình lớn lên gắn liền với sự phát triển về cử động của thai nhi

Đến tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu cảm nhận được thai nhi đang máy và cử động như vậy sẽ trở nên rõ nét hơn sau tuần thứ 20. Các cử động của thai nhi giống như nhịp gõ nhẹ vào thành bụng của mẹ. Đặc biệt, tuần 30 – 38 mẹ bầu sẽ càng thấy thai máy rõ rệt tức là thai nhi đang đạp nhiều hơn.

2. Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối tốt hay không?

2.1. Tại sao thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối?

Tháng cuối tức là tháng thứ 9 của thai kỳ (khoảng từ tuần thứ 37 trở đi). Đây là thời điểm rất gần với mốc chào đời của trẻ và thể trọng của thai nhi đã lớn hơn rất nhiều so với ban đầu khiến cho không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội.

Chính vì không gian “sống” của thai nhi vào tháng thứ 9 đã trở nên chật chội nên bé thường xuyên ngọ nguậy, tìm cách co duỗi chân. Mặt khác, ở giai đoạn này, thai nhi đã nhận biết được âm thanh và ánh sáng nên cũng phản ứng lại bằng cách đạp chân. Đây chính là lý do khiến cho thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối.

Việc thai nhi đạp nhiều trong khoảng thời gian này cho thấy tình trạng sức khỏe của bé. Thường thì bé sẽ đạp khoảng 15 – 20 lần/ngày nên mẹ có thể theo dõi lực đạp, tần suất đạp để nhận biết con mình khỏe hay yếu.

Mặt khác, việc thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối còn là do bé đã sẵn sàng và muốn chào đời. Có những cú đạp của bé sẽ khiến mẹ cảm thấy nhói đau ở dưới xương sườn nhưng không đủ để gây nguy hiểm cho mẹ. Thai phụ cần phân biệt rõ các cơn đau do bé đạp với cơn đau do tử cung co thắt để tránh nhầm lẫn gây ra việc không đi viện kịp thời.

*

Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là hiện tượng bình thường, cho thấy bé đang hoạt động tốt

Bên cạnh hiện tượng chung là tháng cuối thai nhi đạp nhiều thì cũng có những trường hợp thai nhi thích trườn hơn nên mẹ sẽ thấy bụng mình thường xuyên trồi lên trồi xuống giống như làn sóng. Hiện tượng này cũng rất bình thường và không khiến cho mẹ bị đau đớn.

2.2. Tháng cuối thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Thai phụ không cần phải lo lắng về hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối vì trong đại đa số trường hợp đó chính là dấu hiệu cho thấy bé đang cử động tay chân tốt và phát triển khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bé duỗi đạp nhiều như vậy là phản ứng khi cảm nhận thấy ánh sáng và âm thanh đồng thời cũng cho thấy bé đang cần không gian rộng hơn để co duỗi.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý rằng nếu thai nhi đạp nhiều, liên tục và bất chợt thì cần cảnh giác vì có khi dây rốn quấn cổ làm cho bé bị thiếu oxy hoặc ngạt thở. Nếu hiện tượng đó xảy ra thì mẹ cần đến viện ngay để tránh tình huống nguy hiểm cho sự sống của bé.

2.3. Nếu thai nhi đạp ít vào tháng cuối thì phải làm sao?

Bên cạnh hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối thì cũng có những trường hợp thai nhi đạp ít. Lúc này mẹ nên theo dõi phản ứng của thai nhi để đi kiểm tra kịp thời.

Để tăng hoạt động của thai nhi trong tháng cuối, mẹ bầu có thể:

– Chế độ ăn điều độ, đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp năng lượng cho thai nhi hoạt động nhiều hơn.

*

Nếu tháng cuối thai nhi đạp ít mẹ bầu nên đi dạo để kích thích bé đạp nhiều hơn

– Thay đổi tư thế nằm vì thực tế cho thấy nhiều bé thích nằm bên phải hơn. Với trường hợp này, nếu mẹ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên trái thì bé cũng sẽ đạp nhiều hơn. Cũng có trường hợp mẹ nằm ngửa thì bé đạp nhiều và mạnh hơn. Không mẹ nào giống mẹ nào nên các mẹ bầu cứ thử thay đổi nhiều tư thế nằm khác nhau xem đâu là tư thế mà bé yêu thích nhất.

– Đi dạo hàng ngày tại những không gian thoáng đãng, sạch đẹp. Khi đi bộ mẹ hãy dùng tay vuốt bụng nhẹ và trò chuyện với bé, lúc ấy bé sẽ đạp nhiều hơn.

– Nghe các bản nhạc nhẹ nhàng vì tháng cuối bé đã cảm nhận được âm thanh ở môi trường bên ngoài. Lúc này, nếu mẹ bật các bản nhạc nhẹ nhàng thì không chỉ kích thích trí thông minh mà còn giúp bé đạp nhiều hơn.

Về cơ bản, thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là một hiện tượng bình thường và có tính phổ biến. Nếu ở trong giai đoạn này mà không cảm thấy bé hoạt động nhiều hay đã quá ngày dự sinh mà thấy thai nhi đạp quá nhiều, liên tục và bất ngờ thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ kiểm tra phản ứng của bé. Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn mẹ theo dõi cử động thai để biết như thế nào là bình thường: có ít nhất 4 cử động thai/1h đồng hồ.

Xem thêm: Cách Kẻ Đường Thẳng Trong Word 2016, Hướng Dẫn Vẽ Đường Thẳng Trong Word

Nếu những chia sẻ ở bài viết trên vẫn còn khiến mẹ bầu hoang mang về hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối thì có thể gọi điện cho Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa loanthehongnhan.vn qua số 1900 56 56 56 để được tư vấn hữu ích từ bác sĩ.